Phân loại On'yomi (tiếng Nhật)

Các chữ Hán được nhập vào tiếng Nhật tại các giai đoạn và khu khác nhau dẫn đến có các kiểu âm đọc khác nhau:

  • Ko'on (古音) - Âm cổ là cách đọc chữ Hán du nhập vào tiếng Nhật trước giai đoạn âm Ngô.
  • Go'on (吳音) - Âm Ngô là cách đọc chữ Hán du nhập vào tiếng Nhật giai đoạn thế kỷ V-VI, dựa trên phát âm của vùng "Ngô" tức khu vực Giang Nam Dương Tử, khi hệ thống chữ viết Trung Quốc được du nhập vào cùng với Phật giáo.[2]
  • Kan'on (漢音) - Âm Hán là cách đọc chữ Hán du nhập vào tiếng Nhật giai đoạn thế kỷ VII-VIII. Đây là cách phát âm gần giống với cách phát âm đương thời của Tràng An (thủ đô nhà Đường)
  • Tō'on (唐音) - Âm Đường là cách đọc chữ Hán du nhập vào tiếng Nhật giai đoạn nhà Tống. Ngoài ra còn có sō'on" (宋音, âm Tống - tương ứng giai đoạn Nam Tống đến đầu thời Nguyên). Kết hợp âm đọc giai đoạn này là tōsō'on" (唐宋音 - âm Đường-Tống). Những cách phát âm này gần với cách phát âm của tiếng Trung Quốc hiện đại

Trong tiếng Nhật, mỗi chữ Hán thường có từ 2 cách đọc On'yomi trở lên và có nhiều hơn 1 cách đọc Kun'yomi, do cách đọc Kun là sự dịch nghĩa của chữ Hán sang tiếng Nhật, và có nhiều trường nghĩa tùy thuộc vào nội dung hoặc từ loại mà chữ Hán đó được sử dụng. Ví dụ với chữ Hán “hành” (行), có 3 cách đọc On là: kou (cách đọc âm Ngô) trong “ryokou” (lữ hành - 旅行), gyou (cách đọc âm Hán) trong “shugyou” (chấp hành - 修行) và an (cách đọc âm Tống) trong “andon” (hành đăng - 行燈). Chữ “hành” cũng có tới 3 cách đọc Kun là: iku (đi, nghĩa thông thường (行きます), yuku (đi, nghĩa bóng; VD: bước trên đường đời...), okonau (tổ chức - 行う).

Dướng đây minh họa âm đọc một số Kanji theo âm Ngô, Hán và Đường.

Chữ Hán

漢字

Âm Ngô

吳音

Âm Hán

漢音

Âm Đường

唐音


(wa)
くゎ
(kwa)

(wo)
ぐゑ
(gwe)
ぐゎい
(gwai)
うい
(ui)

(si)

(si)

(su)
かく
(kaku)
きゃく
(kyaku)
きゃ
(kya)
なん
(nan)
だん
(dan)
のん
(non)
ぎゃう
(gyau)
かう
(kau)
あん
(an)
きゃう
(kyau)
けい
(kei)
きん
(kin)
みゃう
(myau)
めい
(mei)
みん
(min)